SCHOOL OF INDUSTRIAL ENGINEERING AND MANAGEMENT

INTERNATIONAL UNIVERSITY - VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HCMC

Thạc sĩ Kỹ thuật và Quản lý Công nghiệp

Thông tin chung

Khoa Quản lý và Kỹ thuật Công nghiệp (IEM) thuộc Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM (IU – ĐHQG HCM) hướng tới mục tiêu thu hút, giáo dục và chuẩn bị cho học viên trở thành những người đi đầu trong lĩnh vực Quản lý và Kỹ thuật Công nghiệp ở Việt Nam và Châu Á. Khoa IEM cung cấp các chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu của Việt Nam về phát triển công nghiệp, nghiên cứu, giáo dục và khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Các chương trình hiện có sẵn bao gồm:

  • Chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
  • Chương trình Thạc sĩ Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Chương trìnhThời gian đào tạoNgôn ngữ giảng dạyHọc phíHình thức đào tạoĐơn vị đào tạo
Chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật hệ thống công nghiệp2 nămTiếng Anh~ 140.000.000 đồng (~ 6.000 USD) (không bao gồm phí mua giáo trình, tài liệu…)Chính quy (bán thời gian)Khoa Kỹ thuật và Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM
Chương trình Thạc sĩ Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng2 nămTiếng Anh~ 140.000.000 đồng (~ 6.000 USD) (không bao gồm phí mua giáo trình, tài liệu…)Chính quy (bán thời gian)Khoa Kỹ thuật và Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM
Văn bằng kết hợp Cử nhân – Thạc sĩ (Chương trình BS-MS)~1 năm (5 năm cho cả 2 bằng Kỹ sư và Thạc sĩ)Tiếng Anh120 USD/tín chỉChính quy (bán thời gian)Khoa Kỹ thuật và Quản lý công nghiệp, Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM

Bạn có thể bấm vào đây để biết thêm thông tin về chương trình đào tạo:

Chương trình hướng tới đào tạo học viên có khả năng hiểu lý thuyết, áp dụng các kĩ năng khám phá và tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề trong Kỹ thuật công nghiệp. Kỹ năng và kiến thức bao gồm:

  • Thiết kế hệ thống công nghiệp: Tạo thiết kế mới cho hệ thống sản xuất và dịch vụ
  • Vận hành và quản lý các hệ thống công nghiệp: Vận hành hiệu quả các hệ thống sản xuất và dịch vụ bằng cách kết hợp tất cả các nguồn lực của hệ thống (nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, v.v.).
  • Cải thiện các hệ thống công nghiệp: Phát hiện các vấn đề và phát triển các giải pháp để tối ưu hóa các hệ thống sản xuất và dịch vụ mới. Cung cấp những thay đổi cần thiết để cải thiện hệ thống hiện có.
  • Thiết kế lại các hệ thống công nghiệp: Phân tích và thực hiện nghiên cứu về các hệ thống sản xuất và dịch vụ hiện có để xác định nhu cầu thiết kế lại chúng nhằm tăng sản lượng và hiệu quả hoạt động.
  • Hỗ trợ ra quyết định: Phân tích, đánh giá và mô hình hóa các hệ thống sản xuất và dịch vụ để cung cấp các giải pháp thay thế nhằm hỗ trợ các nhà quản lý trong việc ra quyết định theo tiêu chí đơn và nhiều tiêu chí

Học viên tốt nghiệp ngành KTHTCN ở trường có thể:

  • Đảm nhiệm các vị trí cán bộ kỹ thuật hay quản lý trong các lĩnh vực sản xuất, quản lý vật tư tồn kho, chuỗi cung ứng và hậu cần hay quản lý chất lượng;
  • Lập kế hoạch và điều độ, thiết kế và săp xếp các mặt bằng trong các công ty, cơ quan.

Theo Quy chế học tập của IU-VNU, các bài đánh giá được chia thành ba loại như sau:

  • Thi cuối kỳ: 35% – 60%
  • Thi giữa kỳ: 20% – 40%
  • Khác (ví dụ: bài kiểm tra trong lớp, bài thuyết trình nhóm, v.v.): 10% – 30%

Điểm cuối kỳ cho môn học thực hành bao gồm:

  • Bài tập thực hành: 70% – 80%
  • Kiểm tra thực hành cuối kỳ: 20% – 30%